[HƯỚNG DẪN] Cách xử lý và chăm sóc khi tiêm filler bị bầm tím

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị bầm tím

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp phổ biến nhưng đôi khi có thể gây bầm tím. Để giúp bạn giảm thiểu tình trạng này, bài viết dưới đây của Doctor Laser sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý và chăm sóc khi tiêm filler bị bầm tím. Bên cạnh đó là các biện pháp đơn giản, hiệu quả sẽ giúp vùng da tiêm nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu vết bầm tím, mang lại kết quả thẩm mỹ an toàn. 

Nguyên nhân gây bầm tím khi tiêm filler

Hiện tượng bầm tím sau khi tiêm filler cằm hoặc môi là điều không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân nhất định. Dưới đây là một số nguyên nhân khi tiêm filler bị thâm tím: 

Chất lượng filler không đảm bảo

Filler HA là một chất làm đầy sinh học, tương tự như chất tự nhiên trong cơ thể. Khi sử dụng filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc không qua kiểm định y tế, có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêm filler bị bầm tím, thậm chí nhiễm trùng. Vì vậy, việc lựa chọn filler chính hãng là rất quan trọng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Tay nghề kỹ thuật viên kém

Dù tiêm filler cằm hay tiêm filler môi, đây là các thủ thuật đòi hỏi kỹ thuật chính xác. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc tay nghề chưa cao, việc tiêm filler không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím hoặc tiêm filler môi bị tím. Điều này xảy ra khi bác sĩ không xác định đúng vị trí, độ sâu tiêm hoặc làm tổn thương mạch máu, gây sưng tấy và bầm tím kéo dài.

Tay nghề kĩ thuật viên kém dẫn đến tiêm filler bị bầm tím và sưng

Tay nghề kĩ thuật viên kém dẫn đến tiêm filler bị bầm tím và sưng

Tiêm filler cằm quá liều

Liều lượng filler tiêm vào cần phải cân nhắc và phù hợp với từng khuyết điểm. Việc tiêm filler quá liều có thể gây căng da và chèn ép mạch máu, dẫn đến hiện tượng tiêm filler bị bầm và sưng tấy. Điều này cho thấy bác sĩ đã tiêm filler quá liều, vượt quá lượng cần thiết cho một vùng điều trị cụ thể.

Vệ sinh, chăm sóc sau tiêm filler sai cách

Sau khi tiêm filler cằm hay môi, việc không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng. Sau khi tiêm filler, bạn cần tránh các hoạt động làm giãn cơ mặt, không chạm vào vùng tiêm và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu bạn tiêm filler bị bầm, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Đặc biệt, tránh các chất kích thích, thuốc lá, và thức uống có cồn trong thời gian này để ngăn ngừa tình trạng tiêm filler bị bầm.

Nguyên nhân gây bầm tím khi tiêm filler cằm

Nguyên nhân gây bầm tím khi tiêm filler cằm

Tiêm filler môi bị bầm có nguy hiểm không?

Tiêm filler bị bầm là hiện tượng khá phổ biến sau khi thực hiện thủ thuật làm đẹp, đặc biệt là ở các khu vực nhạy cảm như môi và cằm. Các vết bầm tím này thường xuất hiện khi kim tiêm tác động vào các mạch máu nhỏ, khiến chúng bị vỡ. Đặc biệt, tiêm filler cằm bị bầm tím hay tiêm filler môi bị bầm tím xảy ra nhiều hơn ở những vùng da mỏng. Những vết bầm này có thể gây cảm giác khó chịu và lo lắng cho người thực hiện.

Tiêm filler môi bị bầm có nguy hiểm không?

Tiêm filler môi bị bầm có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, việc tiêm filler bị bầm không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Thông thường, các vết bầm sẽ tự lành trong khoảng 10 – 14 ngày. Những khối máu bị tích tụ sẽ được cơ thể hấp thụ và loại bỏ dần, giúp vùng da phục hồi. Để giảm thâm tím sau khi tiêm filler, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như chườm lạnh trong những ngày đầu và tránh tác động mạnh lên vùng tiêm.

Mặc dù hiện tượng này khá phổ biến, nhưng tiêm filler bị bầm tím có sao không có thể là câu hỏi của nhiều người, nhưng nếu tình trạng này không thuyên giảm sau một thời gian hoặc có dấu hiệu bất thường, việc thăm khám là rất cần thiết.

Cách giảm thâm tím sau khi tiêm filler

Nếu cằm của bạn bị thâm tím sau khi tiêm filler, bạn nên áp dụng một số cách khắc phục tiêm filler dưới đây:

  • Chườm lạnh: Bạn sử dụng nước đá chườm lên khu vực tiêm từ 5-10 phút để giảm sưng và bầm tím. Nhiệt độ lạnh giúp co mạch và hạn chế chảy máu dưới da.
  • Tránh tác động mạnh: Hạn chế việc tì đè lên vùng tiêm để tránh làm xê dịch filler và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Tư thế ngủ đúng cách: Ngủ trong tư thế kê cao mặt để giảm sưng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Kiêng một số thực phẩm: Tránh ăn các loại thực phẩm như đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống để hạn chế tình trạng bầm tím và sưng tấy.
  • Uống nhiều nước và ăn rau xanh: Giúp tăng cường sự phục hồi và hỗ trợ quá trình tái hấp thu vết bầm.
  • Tránh chất kích thích: Không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian hồi phục sau tiêm.
  • Bôi arnica hoặc vitamin K: Một số nghiên cứu cho thấy việc bôi arnica, bromelain hoặc vitamin K có thể giảm vết bầm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng tiêm filler bị bầm kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn xử lý.
Cách khắc phục tình trạng tiêm filler bị bầm tím

Cách khắc phục tình trạng tiêm filler bị bầm tím

Cách chăm sóc bị bầm tím sau tiêm filler

Sau khi tiêm filler bị bầm tím, việc bạn chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng và an toàn. Dưới đây là những cách chăm sóc bạn có thể thực hiện:

  • Để vùng tiêm filler nhanh chóng hồi phục và không bị nhiễm trùng, bạn cần kiêng trang điểm hoặc skincare vào vùng da vừa tiêm trong ít nhất 10 ngày sau khi tiêm. Đồng thời, hãy giữ vùng tiêm sạch sẽ và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Ngay sau khi tiêm filler, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu tiêm filler bị bầm hoặc sưng, có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm để áp vào vùng da bị bầm trong khoảng 5-10 phút
  • Sau khi tiêm, bạn nên tránh mọi tác động mạnh lên vùng da bị tiêm filler. Hạn chế sờ nắn, massage hay va chạm mạnh vào vùng tiêm để không làm vỡ các mạch máu và làm bầm tím nghiêm trọng hơn.
  • Tránh các hoạt động thể thao cường độ cao trong ít nhất 24 – 48 giờ sau khi tiêm filler. Việc vận động mạnh có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng tiêm, từ đó khiến tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím hoặc sưng tấy thêm.
  • Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, cố gắng kê cao vùng tiêm để giảm sự tích tụ máu, giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. 
  • Nếu vết bầm khiến bạn cảm thấy khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nhẹ. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bầm tím trở nên nghiêm trọng hơn như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống hoặc các món ăn chế biến từ đồ nếp. Ngoài ra, hạn chế uống rượu bia và tránh các chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ bầm tím.
Cách sử dụng chườm đá và sủ dụng thuốc giảm đau tránh vùng tiêm filler bị bầm tím

Cách sử dụng chườm đá và sủ dụng thuốc giảm đau tránh vùng tiêm filler bị bầm tím

Một số câu hỏi khác khi tiêm filler bị bầm, đỏ

Tiêm filler cằm bị bầm tím có sao không?

Tiêm filler cằm bị bầm tím là hiện tượng thường gặp và thường không nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Vết bầm này là do vỡ mạch máu nhỏ dưới da, sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng bầm tím kéo dài hoặc có dấu hiệu sưng tấy, nhiễm trùng, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Tiêm filler cằm bị bầm tím có sao không?

Tiêm filler cằm bị bầm tím có sao không?

Tiêm filler môi bị bầm tím có sao không?

Tiêm filler môi bị bầm tím là một phản ứng tự nhiên sau khi tiêm và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, kèm theo sưng hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Việc chăm sóc đúng cách giúp vết bầm nhanh chóng biến mất và hạn chế biến chứng.

Nếu tình trạng tiêm filler bị bầm tím không cải thiện và kéo dài trong thời gian dài, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra và nhận điều trị kịp thời. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn, bạn hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện tiêm filler môi. 

Nếu bạn cần thêm thông tin về tiêm filler hãy liên hệ với Doctor Laser ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Thông tin liên hệ:

An Toàn – Hiệu Quả – Tận Tâm

Hotline: 0346 888 794

Web: https://doctorlaser.org/

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieuDoctorLaser

Địa chỉ: Số 33Bis Phan Đình Phùng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM

Picture of Th.S - BS Nguyễn Kinh Lương
Th.S - BS Nguyễn Kinh Lương

Đã kiểm duyệt nội dung

Là đồng sáng lập thương hiệu Phòng khám da liễu thẩm mỹ Doctor Laser, cũng là bác sĩ có 10 năm công tác tại Bệnh viên Chợ Rẫy TPHCM và từng có thời gian công tác và tu nghiệp tại Nhật Bản. Hàn Quốc với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành da liễu thẩm mỹ Mọi thông tin trên website Doctor Laser chia sẻ đều đến từ quá trình trải nghiệm của chính bản thân cùng các thông tin hữu ích của các chuyên gia da liễu.

Picture of Th.S - BS Nguyễn Kinh Lương
Th.S - BS Nguyễn Kinh Lương

Đã kiểm duyệt nội dung

Là đồng sáng lập thương hiệu Phòng khám da liễu thẩm mỹ Doctor Laser, cũng là bác sĩ có 10 năm công tác tại Bệnh viên Chợ Rẫy TPHCM và từng có thời gian công tác và tu nghiệp tại Nhật Bản. Hàn Quốc với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành da liễu thẩm mỹ Mọi thông tin trên website Doctor Laser chia sẻ đều đến từ quá trình trải nghiệm của chính bản thân cùng các thông tin hữu ích của các chuyên gia da liễu.