Sẹo rỗ là một trong những vấn đề da liễu phổ biến mà nhiều người gặp phải, thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương do mụn, viêm nhiễm hoặc các yếu tố bên ngoài. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sẹo rỗ còn làm giảm đi sự tự tin và tâm lý của người bị. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra sẹo rỗ là bước đầu quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng Doctorlaser tìm hiểu bài chi tiết qua bài viết sau đây!
Sẹo rỗ là gì
Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là tình trạng da bị tổn thương, dẫn đến sự hình thành các vết lõm trên bề mặt. Các vết sẹo này thường xuất hiện sau khi da trải qua những tác động mạnh như mụn trứng cá, thủy đậu hoặc các chấn thương khác như vết cắt, bỏng,…
Nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ là sự thiếu hụt collagen và elastin, hai loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Khi lớp trung bì của da bị tổn thương, quá trình phục hồi tự nhiên bị gián đoạn khiến da không thể tái tạo hoàn toàn, từ đó dẫn đến việc hình thành các vết lõm.

Sẹo rỗ là gì
Nguyên nhân sẹo rỗ hình thành thế nào?
Sẹo rỗ mặc dù không gây đau đớn, nhưng lại rất dễ nhận diện và có thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của làn da. Có nhiều nguyên nhân sẹo rỗ bao gồm:
Chăm sóc da không đúng cách
Việc sử dụng sản phẩm không phù hợp, không tẩy trang sạch sẽ hoặc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, làm hỏng cấu trúc da và hình thành sẹo rỗ. Thói quen xấu trong chăm sóc da khiến da dễ bị tổn thương và kém phục hồi.

Bị sẹo rỗ do chăm sóc da không đúng cách
Sẹo do thủy đậu và bỏng rạ
Sẹo từ thủy đậu thường có bề mặt rộng từ 3-8mm, lớn hơn so với sẹo do mụn trứng cá. Mặc dù không sâu nhưng bề mặt sẹo rỗ quai hàm lại khá “trơ”, khiến cho việc tự lành hoặc điều trị trở nên khó khăn.
Mụn bọc và mụn trứng cá
Mụn bọc và trứng cá là nguyên nhân phổ biến gây sẹo rỗ. Các vết sẹo này thường có hình dạng tròn, lõm sâu và thường tập trung tại những vùng như trán, má và sẹo rỗ ở mũi. Tổn thương từ mụn dễ làm đứt gãy mối liên kết dưới da, khiến quá trình hồi phục gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân sẹo rỗ do mụn trứng cá
Tai nạn gây tổn thương da trực tiếp
Các tai nạn như bỏng, trầy xước khi vấp ngã, hay chấn thương từ tai nạn giao thông có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng lên da. Những vết thương này thường tạo ra các vết lõm hoặc sẹo rỗ với kích thước lớn, khiến việc điều trị sẹo trở nên khó khăn.
Phẫu thuật để lại sẹo
Phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều có nguy cơ để lại sẹo, đặc biệt là các phẫu thuật xâm lấn sâu. Vết sẹo có thể nổi hoặc lõm tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục của da.
Sẹo rỗ và sẹo lõm khác nhau như thế nào
Sẹo rỗ và sẹo lõm đều là dạng sẹo lõm trên da, nhưng khác biệt ở nguyên nhân và đặc điểm hình thành. Sẹo rỗ ở má thường do mụn đầu đen, mụn viêm gây ra tạo thành các vết sẹo hẹp và sâu. Loại sẹo này thường có chân sẹo hẹp nhưng đâm sâu vào da làm da xuất hiện các điểm rỗ nhỏ, khó lấp đầy tự nhiên.
Trong khi đó, sẹo lõm có kích thước lớn hơn và thường xuất hiện do mụn bọc, thủy đậu hoặc dị ứng thuốc. Các vết sẹo này hình thành khi sợi collagen và elastin dưới da bị tổn thương, không tái tạo đủ để làm đầy da dẫn đến các vết lõm rải rác và rộng.

Sự khác nhau giữa sẹo rỗ và sẹo lõm
Phân biệt các loại sẹo rỗ phổ biến hiện nay
Sẹo là kết quả của quá trình lành thương tự nhiên, dẫn đến sự hình thành mô sợi thay thế cho mô bình thường. Trong các loại sẹo, thì sẹo rỗ phổ biến hơn hẳn và chiếm đến 80–90% các trường hợp, còn sẹo lồi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Việc phân loại các loại sẹo rỗ rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là bốn loại sẹo rỗ phổ biến hiện nay:
Phân loại sẹo | Đặc điểm |
Sẹo đáy nhọn (Ice Pick Scar) | – Chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60–70%.
– Có bề rộng nhỏ hơn 2mm. – Chân sẹo rất sâu, thường xuyên ăn sâu vào lớp trung bì hoặc lớp mô dưới da. – Hình dáng thu hẹp dần từ bề mặt đến đỉnh của sẹo. |
Sẹo rỗ chân vuông (Boxcar Scar) | – Chiếm khoảng 20–30% tổng số sẹo rỗ.
– Đáy sẹo có chiều rộng lớn hơn so với sẹo đáy nhọn, với bờ sẹo sắc nét và vách thẳng đứng. – Sẹo chân vuông nông có độ sâu dưới 0.5mm, trong khi sẹo chân vuông sâu có độ sâu trên 0.5mm và đường kính từ 1.5–4mm. |
Sẹo đáy tròn (Rolling Scar) | – Chiếm khoảng 15–25% tổng số sẹo rỗ.
– Bờ sẹo thường nông và có độ dốc nhẹ, nền sẹo có màu gần giống với màu da bình thường. – Đường kính từ 4–5mm, đáy nông hơn so với sẹo đáy nhọn, và có bề mặt đáy thường nhấp nhô. |
Sẹo hỗn hợp (Mixed Scar) | – Là sự kết hợp của các loại sẹo khác nhau.
– Có thể bao gồm các đặc điểm của sẹo đáy nhọn, đáy vuông và đáy tròn, làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn. – Đặc điểm của sẹo hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp. |
Điều trị sẹo rỗ có hết không
Rất nhiều người thắc mắc liệu trị sẹo rỗ có hết không thì câu trả lời: sẹo rỗ hoàn toàn có thể được chữa trị. Với sự tiến bộ của y học, đặc biệt trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ, nhiều phương pháp điều trị hiệu quả đã được phát triển giúp cải thiện tình trạng đáng kể. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp có thể mang lại hiệu quả lên đến 80%. Các phương pháp hiện nay thường tác động trực tiếp vào vùng da bị lõm, kích thích khả năng tự tái tạo của da để lấp đầy sẹo.
Phân loại tình trạng sẹo rỗ trên mặt theo mức độ
Sẹo rỗ trên hàm mặt có thể phân loại theo mức độ tổn thương da, từ nhẹ đến nặng. Mỗi mức độ có đặc điểm khác nhau về hình thái và mức độ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau.
Sẹo rỗ nhẹ: Loại sẹo này xuất hiện dưới dạng các vết lõm nhỏ, nông, và không rõ ràng, thường cách nhau khoảng 50cm trở lên. Sẹo rỗ mới hình thành ít ảnh hưởng đến bề mặt da và dễ dàng che phủ bằng trang điểm hoặc kem che khuyết điểm.
Sẹo rỗ mức độ trung bình: Ở mức độ này, sẹo rỗ trở nên rõ ràng có độ sâu nhất định và khoảng cách giữa các vết sẹo từ 50cm trở lên. Trang điểm chỉ che phủ phần nào, nhưng vẫn lộ rõ các vùng lõm, đặc biệt là ở hai bên má nơi sẹo thường dày đặc hơn.
Sẹo rỗ nặng: Đây là tình trạng sẹo nghiêm trọng nhất với các vết lõm sâu và rộng, dày đặc trên toàn bộ khuôn mặt như trán, thái dương và hai bên má. Sẹo rỗ nặng thường làm da chai sần, gây thô ráp và rất khó che phủ bằng trang điểm thông thường, đòi hỏi các phương pháp điều trị chuyên sâu để cải thiện.

Sẹo rỗ được phân loại theo mức độ tổn thương da từ nhẹ đến nặng
Các phương pháp điều trị sẹo rỗ chuẩn y khoa
Để điều trị sẹo rỗ hiệu quả, hiện nay có nhiều phương pháp cách điều trị sẹo rỗ khác nhau được áp dụng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, giúp phù hợp với từng tình trạng và cơ địa của bệnh nhân.
Lột da hóa học (Chemical Peeling)
Lột da hóa học là phương pháp sử dụng các dung dịch acid để loại bỏ lớp da chết, giúp tái tạo da mới và cải thiện bề mặt da. Đây là một cách phổ biến để làm mờ sẹo rỗ, cải thiện sắc tố và làm da trở nên mịn màng hơn.
Ưu điểm: Giúp loại bỏ lớp da chết, kích thích sản sinh collagen, cải thiện sắc tố da.
Nhược điểm: Có thể gây đỏ rát, bong tróc da, cần thời gian phục hồi và tránh nắng sau điều trị.
Phương pháp lăn kim (Microneedling)
Phương pháp lăn kim sử dụng các đầu kim nhỏ tạo vi tổn thương trên da để kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin, hỗ trợ làm đầy sẹo và cải thiện kết cấu da.
Ưu điểm: Thúc đẩy collagen và elastin, hiệu quả trên nhiều loại da và sẹo.
Nhược điểm: Có thể gây sưng đỏ, chảy máu nhẹ và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

Phương pháp lăn kim (Microneedling) điều trị sẹo rỗ
Điều trị bằng laser (Laser Therapy)
Điều trị bằng laser sử dụng ánh sáng laser để kích thích tái tạo tế bào và sản sinh collagen, giúp làm mờ sẹo và cải thiện cấu trúc da.
Ưu điểm: Hiệu quả cao, ít xâm lấn, cải thiện sắc tố da.
Nhược điểm: Chi phí cao, cần nhiều lần điều trị và có nguy cơ tăng sắc tố da.

Điều trị sẹo rỗ bằng laser sử dụng ánh sáng laser
Cắt đáy sẹo rỗ (Subcision)
Đây là kỹ thuật dùng kim chuyên dụng để cắt đứt các sợi mô liên kết giữ sẹo, từ đó giúp bề mặt da trở nên mịn màng hơn.
Ưu điểm: Hiệu quả đối với sẹo sâu, giúp làm đầy rõ rệt.
Nhược điểm: Gây bầm tím, sưng nhẹ, cần thời gian phục hồi và không phù hợp với tất cả loại da.
Chấm TCA (Trichloroacetic Acid)
Chấm TCA là phương pháp sử dụng acid TCA để phá vỡ cấu trúc mô sẹo, kích thích quá trình tái tạo da, thường được dùng để trị sẹo rỗ do mụn nhỏ, sâu.
Ưu điểm: Phù hợp cho các sẹo sâu như ice-pick scars, hiệu quả cao.
Nhược điểm: Nguy cơ kích ứng, thay đổi sắc tố da, cần bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.
Tiêm filler sẹo rỗ (Dermal Fillers)
Tiêm filler là cách làm đầy các vết sẹo rỗ bằng cách đưa chất làm đầy vào da, tạo hiệu quả tức thời cho bề mặt da.
Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng, không cần thời gian hồi phục lâu.
Nhược điểm: Cần tiêm lại định kỳ và có thể gây sưng.

Tiêm filler là cách làm đầy các vết sẹo rỗ hiệu quả
Liệu pháp tế bào gốc (Stem Cell Therapy)
Liệu pháp này sử dụng tế bào gốc để tái tạo và phục hồi tổn thương da từ sâu bên trong, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và cải thiện cấu trúc da.
Ưu điểm: Hỗ trợ phục hồi từ sâu bên trong, hiệu quả lâu dài.
Nhược điểm: Chi phí cao và cần thời gian để thấy hiệu quả rõ rệt.
Xem chi tiết tại đây: Gợi ý 8 phương pháp điều trị sẹo rỗ an toàn chuẩn y khoa
Điều trị sẹo rỗ tốn thời gian không?
Thời gian điều trị sẹo rỗ phụ thuộc vào mức độ sẹo và cơ địa của mỗi người. Với sẹo rỗ nhẹ đến trung bình, quy trình trị sẹo rỗ thường kéo dài từ 3-6 tháng. Đối với sẹo rỗ nặng lâu năm hoặc sẹo trên diện rộng, thời gian điều trị có thể lên đến vài năm.
Hiệu quả phục hồi sẽ bị ảnh hưởng cơ địa và quá trình chăm sóc da khi điều trị sẹo rỗ. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu uy tín và tuân thủ đúng quy trình điều trị sẹo rỗ.

Thời gian điều trị sẹo rỗ phụ thuộc vào mức độ sẹo và cơ địa
Một số lưu ý khi chăm sóc da và phòng ngừa sẹo rỗ
Chăm sóc da đúng cách không chỉ giúp cải thiện tình trạng da mà còn góp phần ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Rửa mặt hàng ngày với sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn, giúp ngăn ngừa mụn và viêm nhiễm.
Duy trì độ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp giúp da không bị khô, làm giảm nguy cơ hình thành sẹo. Đặc biệt trong mùa lạnh hay khi da tiếp xúc với điều hòa.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu 30 khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ sẹo và thâm nám.
Tránh nặn mụn: Việc tự nặn mụn có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến tình trạng sẹo rỗ. Nên để mụn tự lành hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị.
Ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng của da. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, chất béo và đồ ăn nhanh gây viêm và mụn.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và tránh stress cũng là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe làn da.
Theo dõi và điều trị kịp thời các vấn đề da liễu: Nếu phát hiện có dấu hiệu viêm da, mụn hay bất kỳ vấn đề gì khác cần nhanh chóng tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng và hình thành sẹo.
Xem chi chiết: Cách chăm sóc trị sẹo rỗ an toàn tại nhà
Điều trị sẹo rỗ uy tín chuẩn y khoa tại Doctor Laser
Để điều trị sẹo rỗ hiệu quả và bền vững, lựa chọn địa chỉ trị sẹo rỗ uy tín tại tphcm với phương pháp hiện đại là rất quan trọng. Doctor Laser sẽ là lựa chọn hàng đầu nhờ vào đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, nhiều người từng tu nghiệp nước ngoài và đang đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn TP.HCM.
Với công nghệ tiên tiến như Laser CO2 Fractional và vi kim RF, Điều trị sẹo rỗ tại Doctor Laser đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu. Quá trình điều trị được cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp lấp đầy sẹo hiệu quả đến 95% và làm đều viền sẹo với nền da.
Lợi ích khi điều trị tại Doctor Laser:
Công nghệ hiện đại: Tích hợp 7 phương pháp: TCA Cross Peel, Laser CO2 Fractional, Vi kim RF, PRP (Huyết tương giàu tiểu cầu), Cắt đáy sẹo rỗ, Lăn kim tái tạo, Filler đầy sẹo trong một liệu trình.
An toàn và vô trùng: Không gian điều trị riêng biệt, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Dược mỹ phẩm đạt chuẩn quốc tế: Sử dụng sản phẩm chất lượng, an toàn.
Kết quả nổi bật: Sẹo được lấp đầy và làn da hồi phục săn chắc, mịn màng.

Doctor laser sử dụng công nghệ điều trị sẹo rỗ an toàn uy tín tại hcm
Với hơn 5 năm kinh nghiệm, Doctor Laser đã thành công giúp hơn 6.000 khách hàng điều trị sẹo rỗ, kể cả những trường hợp nặng hoặc từng điều trị thất bại nơi khác. Hãy liên hệ ngay với Doctor Laser để được tư vấn chi tiết và bắt đầu hành trình khắc phục sẹo rỗ an toàn và hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra sẹo rỗ và cách thức hình thành của chúng. Việc nhận diện đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả mà còn tạo cơ hội cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia da liễu của Doctor Laser để nhận được tư vấn và liệu trình điều trị tối ưu cho làn da của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ DOCTORLASER
Website:https://doctorlaser.org/
Số điện thoại: 0346888794
Địa chỉ: 33Bis, Phan Đình Phùng, P17, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Email: [email protected]